Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÀ TRUNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-UBND Hà Trung, ngày tháng 03 năm 2024 KẾ HOẠCH Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2024 Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và công nhận đạt chuẩn quốc gia (CQG) đối với trường tiểu học; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về KĐCLGD và công nhận đạt CQG đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 19/2018/TTBGDĐT ngày 22/8/2018 về KĐCLGD và công nhận đạt CQG đối với trường mầm non của Bộ GD&ĐT; Căn cứ Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 14/2020/TTBGDĐT, ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông; Căn cứ tình hình thực tiễn công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện; UBND huyện Hà Trung xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt CQG năm 2024 như sau: I. THỰC TRẠNG 1. Kết quả các trường học đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 a. Kết quả KĐCLGD TT CSGD Tổng số Đã hoàn thành tự đánh giá Kết quả đánh giá ngoài (theo Thông tư 17,18,19 ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT) Số lượng % lượng Số % Không đạt độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp 1 Mầm non 24 24 100 20 83,33 4 0 18 2 2 Tiểu học 24 24 100 21 87,50 3 0 9 12 3 THCS 20 20 100 15 75,00 5 0 15 0 4 THPT 2 2 100 2 100 0 0 2 0 (Có 12 trường không đạt chuânw quốc gia, gồm: MN Hà Bắc, MN Hà Đông, MN Hà Thái, MN Hà Yên, TH Hà Lâm, TH Hà Tân, TH Thị Trấn, THCS Hà Châu, THCS Hà Long, THCS Hà Tiến, THCS Phú Hải Toại, THCS THCS Thị Trấn)2 b. Kết quả trường đạt chuẩn quốc gia TT CSGD Tổng số Số CSGD đạt chuẩn quốc gia (tính cả theo quy định cũ và mới) Số trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2022 (theo Thông tư 17,18,19 ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT tính cả các đơn vị đã gửi đăng ký ĐGN) Số lượng % Số lượng % 1 Mầm non 24 21 87,50 12 50,00 2 Tiểu học 24 22 91,67 7 29,17 4 THCS 20 17 85,00 5 25,00 6 THPT 2 2 100 2 100,00 2. Thuận lợi, khó khăn a, Thuận lợi: - Công tác KĐCL, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia luôn nhận được sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện. - Cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm, nâng cấp, bổ sung, đầu tư mới để đáp ứng yêu cầu dạy học và đảm bảo các tiêu chí về Nông thôn mới. b, Khó khăn - Số trường đã đạt chuẩn nhưng chưa được công nhận lại sau 5 năm là 12 trường (Mầm non: 04 trường, Tiểu học: 03 trường, THCS: 05 trường, do cơ sở vật chất xuống cấp nên chưa thực hiện được, ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học và đổi mới giáo dục. - Nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đang còn thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội. - Chất lượng công tác KĐLCGD và công nhận trường chuẩn Quốc gia giữa các nhà trường còn chưa đồng đều. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng năm học; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. - Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho cơ sở giáo dục không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.3 2. Yêu cầu Việc KĐCLGD và công nhận cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia phải được thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch và đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. III. MỤC TIÊU THỰC HIỆN KĐCLGD VÀ CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NĂM 2024 1. Mục tiêu chung - Đảm bảo 100% số trường mầm non, TH, THCS hoàn thành công tác tự đánh giá, trong đó 24 cơ sở giáo dục đến hạn và quá hạn hoàn thành đăng ký đánh giá ngoài và công nhận đạt KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. - Các trường đã được công nhận đạt KĐCLGD tiếp tục thực hiện các giải pháp cải tiến, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường, củng cố hồ sơ, cập nhật thông tin minh chứng, chuẩn bị các điều kiện cho tự đánh giá chu kỳ tiếp theo. 2. Mục tiêu cụ thể TT Cấp học Đạt chuẩn quốc gia Công nhận mới Công nhận lại Nâng chuẩn Số lượng Mức độ 1 Mức độ 2 Số lượng Mức độ 1 Mức độ 2 Số lượng Mức độ 2 1 Mầm non 0 0 0 7 6 1 1 1 2 Tiểu học 0 0 0 8 4 4 0 0 3 THCS 0 0 0 9 9 0 0 0 4 THPT 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Tổng 0 0 0 24 19 05 01 01 (Có danh sách các trường trong phụ lục kèm theo) IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban chỉ đạo xây dựng trường CQG cấp huyện - Tổ chức thực hiện kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ, bám sát cơ sở, chỉ đạo quyết liệt phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. - Tổ chức giao ban định kì BCĐ, theo dõi, cập nhật, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trên cơ sở hiệu quả công việc được giao. - Tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt sau 5 năm theo từng quý, báo cáo Chủ tịch UBND huyện.4 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo - Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xây dựng trường CQG. - Chủ trì phối hợp với các phòng, ban liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường CQG. - Phân công cán bộ, chuyên viên trực tiếp chỉ đạo các cấp học, hướng dẫn các nhà trường trong quá trình hoàn thiện các tiêu chuẩn xây dựng trường CQG, chú trọng hồ sơ Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. - Theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, hàng tháng, hàng quý báo cáo Trưởng ban chỉ đạo và Chủ tịch UBND huyện tiến độ thực hiện kế hoạch liên quan đến trách nhiệm của các phòng ban, xã, thị trấn trong việc thực hiện nhiệm vụ. - Trực tiếp chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lí nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch - Tham mưu cho UBND huyện xác định nguồn lực, phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho các trường, trình Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất chủ trương, HĐND huyện Nghị quyết để thực hiện Kế hoạch. - Hướng dẫn các xã, thị trấn có phương án thường xuyên chủ động bố trí nguồn ngân sách của đơn vị để bổ sung cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện cơ bản cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục nhà trường, công nhận mới, công nhận lại trường đạt CQG theo quy định. 4. Phòng Nội vụ - Chủ trì phối hợp với Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện trình Thường trực huyện ủy bổ nhiệm CBQL; tham mưu tuyển dụng, luân chuyển giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu xây dựng trường CQG. - Chủ trì, phối hợp phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu giải pháp khả thi khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các cấp học trên địa bàn, đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định đáp ứng yêu cầu an toàn trường học, nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng trường CQG. 5. Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng: - Thực hiện đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất trường CQG. - Chủ trì tham mưu công tác quản lý xây dựng cơ bản các công trình trường học, đảm bảo hoàn thành các công trình trong kế hoạch năm 2024 đúng tiến độ xây dựng trường CQG. 6. Phòng Tài nguyên và Môi trường Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn về công tác quy hoạch, sử dụng đất xây dựng,5 phát triển các cơ sở giáo dục trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các nhà trường trên địa bàn huyện. 7. Phòng Kinh tế và Hạ tầng Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, tham mưu phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật của các công trình, dự án đầu tư nâng cấp các trường trong năm 2024 để sớm hoàn thiện việc đầu tư cơ sở vật chất theo yêu cầu. 8. Văn phòng HĐND và UBND Chủ trì tham mưu chỉ đạo công tác đảm bảo các điều kiện về chăm sóc sức khỏe học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và tất cả các nhiệm vụ của công tác y tế trường học theo quy định tại các trường học trên địa bàn huyện. 9. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về kế hoạch công tác xây dựng trường CQG của huyện và các xã, thị trấn. Kịp thời đưa tin, biểu dương gương người tốt, việc tốt, các đơn vị thực hiện tốt công tác xây dựng trường CQG để khích lệ, lan tỏa trong huyện và toàn xã hội. 10. Các xã, thị trấn - Thành lập (hoặc kiện toàn) Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia; chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục nhà trường trên địa bàn và xây dựng trường CQG; phân công trách nhiệm cho các thành viên BCĐ để thực hiện kế hoạch đề ra. - UBND các xã, thị trấn có các trường nằm trong kế hoạch xây dựng CQG năm 2024 chủ động bố trí nguồn kinh phí để thực hiện đối ứng các công trình xây dựng trường lớp học; chủ trì rà soát, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, đáp ứng yêu cầu trường đạt CQG. - UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. 11. Các đơn vị trường học - Rà soát, thống kê cơ sở vật chất, tham mưu cho UBND xã, thị trấn kế hoạch tổ chức, thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường CQG. - Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, hoàn thiện hồ sơ nhà trường đáp ứng các yêu cầu hồ sơ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và công nhận trường CQG. - Chủ trì rà soát, báo cáo và tham mưu cho UBND xã, thị trấn đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học còn thiếu. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục toàn diện học sinh. Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.6 12. Hội khuyến học huyện Hội khuyến học huyện phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, các lực lượng xã hội, các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, khích lệ phong trào dạy và học của lực lượng giáo dục và các thế hệ học sinh theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên phạm vi toàn huyện; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia. 13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội cấp huyện Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị phối hợp với UBND huyện trong việc giám sát quá trình thực hiện kế hoạch; tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng trường CQG. Công tác xây dựng trường CQG là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, UBND huyện yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp; lãnh đạo các phòng, ban; lãnh đạo các xã, thị trấn; hiệu trưởng các nhà trường tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực, phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng trường CQG năm 2024 và những năm tiếp theo./. Nơi nhận: - Sở GD&ĐT (để b/c); - Ban TV Huyện uỷ (để b/c); - TTr HĐND huyện (để b/c); - Chủ tịch, các PCT UBND (để chỉ đạo); - Các thành viên BCĐ (để chỉ đạo); - Các phòng, ban cấp huyện; - UBND các xã, thị trấn, các trường (để t/h); - Lưu VP, GD&ĐT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hoàng Văn Long7 DANH SÁCH Cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài để công nhận đạt KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2024 (Kèm theo Kế hoạch số /KH/UBND ngày /03/2024 của UBND huyện Hà Trung) Thời gian TT Trường Kiểm định CLGD Chuẩn quốc gia 07/2024 1. MN Hà Bắc Cấp độ 2 Mức độ 1 2. MN Hà Đông Cấp độ 2 Mức độ 1 3. MN Hà Thái Cấp độ 2 Mức độ 1 4. TH Hà Tiến Cấp độ 2 Mức độ 1 5. TH Hà Vinh Cấp độ 2 Mức độ 1 6. TH Hà Yên Cấp độ 3 Mức độ 2 7. TH Thị Trấn Cấp độ 3 Mức độ 2 10/2024 8. THCS Hà Tiến Cấp độ 2 Mức độ 1 9. THCS Hà Tân Cấp độ 2 Mức độ 1 10. THCS Phú Hải Toại Cấp độ 2 Mức độ 1 11. THCS Thị Trấn Cấp độ 2 Mức độ 1 11/2024 12. MN Hà Thanh Cấp độ 2 Mức độ 1 13. MN Hà Vân Cấp độ 2 Mức độ 1 14. MN Hà Vinh Cấp độ 3 Mức độ 2 15. MN Hà Yên Cấp độ 2 Mức độ 1 16. TH Hà Giang Cấp độ 2 Mức độ 1 17. TH Hà Lâm Cấp độ 2 Mức độ 1 18. TH Hà Ninh Cấp độ 3 Mức độ 2 19. TH Hà Tân Cấp độ 3 Mức độ 2 20. THCS Hà Bắc Cấp độ 2 Mức độ 1 21. THCS Hà Châu Cấp độ 2 Mức độ 1 22. THCS Hà Long Cấp độ 2 Mức độ 1 23. THCS Hà Ngọc Cấp độ 2 Mức độ 1 24. THCS Hà Thái Cấp độ 2 Mức độ 1